Kết quả tìm kiếm cho "vườn rau hữu cơ"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 442
Những năm qua, nông dân ở TP. Long Xuyên mạnh dạn chuyển đổi sản xuất trên cơ sở áp dụng khoa học - kỹ thuật, nắm bắt nhu cầu thị trường… Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong đó có mô hình trồng bưởi da xanh ruột hồng hữu cơ kết hợp nuôi ốc bươu đen của nông dân Nguyễn Minh Trăng, ở khóm Bình Đức 2, phường Bình Đức.
Nhiều năm nay, An Giang quan tâm mời gọi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) trong và ngoài tỉnh tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, với mong muốn sản phẩm làm ra có đầu ra ổn định. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn khá “khiêm tốn” so với kỳ vọng.
Nếu có dịp về mấy nẻo đường quê miền Tây bằng xe hơi, người ngồi trên xe sẽ rất “bứt rứt”, bởi phải vượt qua đủ mọi chướng ngại trên đường. Mà chướng ngại phổ biến nhất là “chợ di động”, có khi cồng kềnh, cao gấp đôi chiếc xe 5 chỗ. Trên mỗi “chợ” ấy, dường như chất đầy phận đời mưu sinh của cả hộ gia đình…
Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ở huyện Chợ Mới tiếp tục phát triển, tình hình tiêu thụ nông sản thuận lợi, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Diện tích xuống giống lúa giảm nhẹ so cùng kỳ do chuyển dịch; thực hiện nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, phù hợp nhu cầu thực tế của thị trường. Địa phương đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông tin, giúp nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh thị trường.
Giai đoạn 2019 - 2024, phong trào thi đua Quyết thắng (TĐQT) của Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân luôn được giữ vững và trở thành động lực giúp cán bộ, chiến sĩ toàn Vùng nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức tự lực, tự cường, hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc vùng biển phía Tây Nam của Tổ quốc.
Hà Nội hiện có khoảng 198.000 ha đất nông nghiệp. Do tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Tuy nhiên, nông nghiệp Hà Nội lại có lợi thế lớn, khi có thị trường khoảng 10 triệu dân, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm rất lớn.
Thời gian qua, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo thế mạnh của từng địa phương, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Châu Phú tích cực thay đổi tư duy sản xuất, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, chủ động tiếp cận thị trường để ổn định đầu ra của sản phẩm... nhằm bắt nhịp xu hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững.
Năm 19… bệnh tả khởi phát rồi bùng nổ thành đại dịch quét qua làng Bồng Hải, vô cùng đau thương tang tóc.
Hiện nay, biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp và nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt thì việc áp dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu.
Việc xả lũ định kỳ giúp thực hiện đúng quy trình vận hành kiểm soát lũ, vệ sinh đồng ruộng, tạo độ lắng phù sa và mang lại những vụ mùa bội thu. Xả lũ ở từng địa phương gắn liền với tình hình chung toàn tỉnh, để điều tiết mực nước, xây dựng giải pháp bảo vệ sản xuất lúa vụ thu đông, vườn cây ăn trái...
Tuy năng suất thấp, nhưng lúa mùa nổi là loại lúa sạch, có giá trị dinh dưỡng, giá bán cao. Tận dụng nền gốc rạ từ lúa mùa nổi để canh tác rau màu giúp giảm chi phí, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhờ đó, người dân huyện Tri Tôn yên tâm bám lúa mùa nổi, canh tác thuận thiên theo hướng bền vững.
Chúng tôi ghé huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) thăm ông Trương Hữu Thoại, Nguyễn Văn Su đang mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm. Dù gia đình cố gắng chạy chữa, tốn kém nhiều tiền, nhưng bệnh của họ vẫn không thuyên giảm, sự sống chỉ còn tính từng ngày.